xóc đĩa online xocdia123 | Click để nhập và nhận 308K

xóc đĩa online xocdia123

Phone: 0934 121 183

 CÔNG TY LUẬT BẾN THÀNH LAW  CÔNG TY LUẬT BẾN THÀNH LAW

Quy định về người đại diện hợp pháp trong tố tụng dân sự - Ben Thanh Law

     

    Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Dưới đây là các thông tin cần thiết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò của đại diện tố tụng. Hãy cùng Ben Thanh Law tìm hiểu nhé!

    1. Ai là người có vai trò đại diện tố tụng hợp pháp?

    Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.

    xóc đĩa online xocdia123

    Người đại diện theo pháp luật là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.

     

    Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.

     

    Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền.

     

    Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.

    Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

     

    Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định thì họ là người đại diện.



     

    2. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện tố tụng

    Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện.

    Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.

    Đối với người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn

    - Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự.

    - Thay đổi nôi dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.

    - Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu chỉ được chấp nhận trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, tại phiên tòa thì chỉ được thay đổi bổ sung không được vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu.

    - Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc rút toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

    Đối với đại diện theo pháp luật của bị đơn:
    - Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

    - Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có lien quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ nghĩa vụ của nguyên đơn;

    - Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền và nghĩa vụ lien quan và yêu cầu độc lập này có lien quan đến việc giải quyết vụ án;

    Đối với đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan 

    - Có các quyền được: Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu; Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;  Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình; Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản; Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai;  Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành; Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng; Tham gia phiên tòa, phiên họp; Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng; Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc; Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng; Được cấp trích lục bản án, quyết định của Tòa án; Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án; Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    - Có thể có yêu cầu độc lập khi người đại diện trong trường hợp này không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn;

    - Người đại diện cho người có quyền và nghĩa vụ liên quan đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn thì có quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn hoặc bị đơn đó.

    3. Những trường hợp không được làm người đại diện

     Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:

    - Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện. Quy định này nhằm bảo đảm ý chí và quyền lợi giữa người đại diện và người được đại diện khi đó được coi là việc người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Nếu trường hợp người đại diện pháp luật cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó gây thiệt hại với quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong cùng một vụ việc thì người đó cũng không thể là người đại diện theo pháp luật.

    - Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.

    Trường hợp nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện. Và họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

    Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.

    4. Chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự

    Khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện hoặc họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng.

    xóc đĩa online xocdia123

    Đối với vụ việc lao động mà có đương sự thuộc trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện và họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc. Hoặc người lao động là người chưa thành niên mà không có người đại diện và Tòa án cũng không chỉ định được người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 88 bộ luật dân sự 2015 thì Tòa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động đó.

    5. Chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự

    Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    - Theo thỏa thuận;

    - Thời hạn ủy quyền đã hết;

    - Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

    - Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

    - Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

    - Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật dân sự 2015;

    - Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

    Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    - Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

    - Người được đại diện là cá nhân chết;

    - Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

    Hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự

    Trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật mà người được đại diện đã thành niên hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì người đó tự mình tham gia tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự theo thủ tục quy định.

    Trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền thì đương sự hoặc người thừa kế của đương sự trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng theo thủ tục do Bộ luật dân sự 2015 quy định.

    6. Tống đạt văn bản trong trường hợp bị đơn đã ủy quyền hợp lệ cho người đại diện tham gia tố tụng

    Tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự”.

    Khoản 2 Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền”.

     

     

    Trên đây là những thông tin về đại diện tố tụng. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

    Luật Bến Thành nhận hỗ trợ tư vấn đại diện tố tụng miễn phí qua các hình thức như sau:

     

     

    • Tư vấn luật hôn nhân gia đình qua tổng đài điện thoại: 0934 121 183 để được luật sư hôn nhân gia đình trực tiếp tư vấn, giải đáp các vướng mắc pháp lý.
    • Tư vấn luật hôn nhân gia đình qua Email: [email protected]
    • Tư vấn luật hôn nhân gia đình qua Facebook:...
    • Tư vấn luật hôn nhân gia đình qua Zalo: …
    • Trả lời tin nhắn trực tiếp trên Website

     

    Ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn trực tiếp tại văn phòng công ty tại 2 địa điểm ở TP.HCM  theo thông tin địa chỉ bên dưới:

    Trụ sở: Nhà số 32, Khu nhà ở Park Riverside

    Văn phòng: 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

            Số 130 Bưng Ông Thoàn, Phường Phú Hữu, TP.HCM

    Trân trọng!

     

     

    Bài viết khác
    Luật Bến Thành - Dịch vụ phòng pháp chế thuê ngoài cho doanh nghiệp

    Luật Bến Thành - Dịch vụ phòng pháp chế thuê ngoài cho doanh nghiệp

    Phòng pháp chế doanh nghiệp là một mắt xích quan trọng trong bộ máy hoạt động doanh nghiệp. Việc thiết lập và quản lý điều hành phòng pháp chế riêng (inhouse) của doanh nghiệp tốn rất nhiều chi phí và thời gian của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vậy làm sao để giúp cho doanh nghiệp, lãnh đạo và nhà quản lý tối đa thời gian và chi phí tập trung cho sự phát triển doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Hãy cùng Luật Bến Thành tìm hiểu về phòng pháp chế thuế ngoài là gì nhé!

    Đại diện ngoài tố tụng và những vai trò trong đại diện - Ben Thanh Law

    Đại diện ngoài tố tụng và những vai trò trong đại diện - Ben Thanh Law

    Hiện nay, có rất nhiều vụ việc liên quan đến pháp lý, mà người trong cuộc không thể nắm rõ về các điều khoản về luật pháp và không phải ai cũng có khả năng thực hiện tố tụng. Vậy đại diện ngoài tố tụng có vai trò như thế nào? Những vấn đề liên quan đến đại diện ngoài tố tụng bao gồm những gì? Hãy cùng Ben Thanh Law tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé!

    Luật Sư Tư Vấn Luật Hôn Nhân Gia Đình - Ben Thanh Law

    Luật Sư Tư Vấn Luật Hôn Nhân Gia Đình - Ben Thanh Law

    Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về các quy định pháp luật hôn nhân và gia đình, giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến hôn nhân, kết hôn, ly hôn, quyền nuôi con, thừa kế, phân chia tài sản và nhiều vấn đề pháp lý khác trong cuộc sống gia đình. Việc tìm kiếm và lựa chọn một đơn vị “TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH ” chất lượng, uy tín sẽ giúp bạn đạt được kết quả mong muốn trong các tranh chấp pháp lý. 

    Quản trị doanh nghiệp 2023 - Tư vấn xây dựng hệ thống quản trị nội bộ công ty tinh gọn, đơn giản, hiệu quả

    Quản trị doanh nghiệp 2023 - Tư vấn xây dựng hệ thống quản trị nội bộ công ty tinh gọn, đơn giản, hiệu quả

    Trong xã hội kinh tế phát triển như hiện nay, các vấn đề liên quan đến quản trị nội bộ trong doanh nghiệp được coi là yếu tố quyết định thành công. Việc quản trị nội bộ doanh nghiệp là cách để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn, hoạt động của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả. Và những lợi ích cho các thành viên của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Vậy làm sao để có thể quản trị tinh gọn, đơn giản nhưng lại hiệu quả. Hãy cùng Ben Thanh Law tìm hiểu cách xây dựng hệ thống quản trị nội bộ công ty nhé!

     CÔNG TY LUẬT BẾN THÀNH LAW

    Hotline

     CÔNG TY LUẬT BẾN THÀNH LAW

    SMS

     CÔNG TY LUẬT BẾN THÀNH LAW

    Fanpage